Tin tức -Sự kiện
Giá xăng dầu dự báo sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 (23/08/2023)

Trong tháng 9, dự báo một số yếu tố sẽ tác động, gây sức ép lên mặt bằng giá cả là giá xăng dầu, nhu cầu mua sắm…

 Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), trong tháng 9, một số yếu tố tác động, gây sức ép tăng nhẹ lên mặt bằng giá. Cụ thể, tác động của đợt điều chỉnh giá xăng dầu ngày 19.8 sẽ được tính vào kỳ tính chỉ số giá tháng 9; một số địa phương sẽ tiếp tục lộ trình tăng học phía năm học 2016-2017 trong tháng 9.

Bên cạnh đó, nhu cầu mua sắm, đi lại trong ngày tựu trường của học sinh, sinh viên; nhu cầu vui chơi, giải trí trong dịp nghỉ lễ 2.9 và Rằm Trung thu dự báo sẽ ở mức cao có thể đẩy giá một số hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tăng.

Giá thực phẩm cũng có thể tiếp tục tăng tại một số tỉnh miền Bắc do hậu quả của cơn bão số 3 gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp tại các địa phương này. Hơn nữa, cuối tháng 8 và đầu tháng 9.2016 tiếp tục là thời gian cao điểm xảy ra các trận mưa bão có thể khiến tăng giá cục bộ một số mặt hàng thực phẩm tươi sống tại những địa phương bị ảnh hưởng của bão.

Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng có khả năng giảm giá nhẹ trong tháng như: thóc gạo, phân bón, vật liệu xây dựng do nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức thấp. Ngoài ra, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý giá, điều hành bình ổn giá sẽ góp phần giữ cho giá cả thị trường không xảy ra biến động bất thường trong tháng tới.

Từ những xu hướng biến động của các mặt hàng trên, dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 sẽ tăng nhẹ so với tháng 8.

Trong khi đó, mặt bằng giá cả tháng 8 tại thị trường trong nước lại tương đối ổn định hoặc giảm so với tháng 7. Các mặt hàng có xu hướng ổn định như: thực phẩm tươi sống, thép, xi măng, thóc gạo tại miền Bắc, phân bón, đường, sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Riêng giá thóc gạo tại miền Nam, thức ăn chăn nuôi, LGP giảm.

Cụ thể, giá các loại thực phẩm tươi sống tương đối ổn định do nguồn cung dồi dào, nhu cầu tiêu dùng không cao nên mặt bằng giá cả nhìn chung không biến động. Tuy nhiên, tại một số địa phương, giá thực phẩm tăng nhẹ ở một số thời điểm như Rằm tháng 7, bão số 2 và bão số 3 đổ bộ vào một số tỉnh phía Bắc.

Giá thịt lợn hơi miền Bắc ở mức khoảng 46.000-50.000 đồng/kg (tăng 1.000 đồng/kg). Tại miền Nam, giá khoảng 43.000-47.000 đồng, ở mức ổn định. Thịt bò thăn giá khoảng 260.000-275.000 đồng/kg. Thịt gà ta làm sẵn có kiểm dịch giá ở mức 115.000-125.000 đồng/kg, thịt gà công nghiệp làm sẵn ở mức 57.000-60.000 đồng/kg.

Giá một số loại rau củ quả tăng nhẹ trong nửa đầu tháng 8 do ảnh hưởng của mưa bão tại các tỉnh miền Bắc nên nguồn cung rau củ quả bị hạn chế, lưu thông khó khăn, tuy nhiên sau đó đã ổn định lại. Cụ thể, bắp cải phổ biến ở mức 15.000-17.000 đồng/kg; khoai tây phổ biên 17.000-20.000 đồng/kg; cà chua phổ biến ở mức 17.000-20.000 đồng/kg.

Giá một số mặt hàng thủy sản ổn định: Cá chép phổ biến 73.000-80.000 đồng/kg, tôm sú phổ biến 187.000-190.000 đồng/kg; cá quả phổ biến 125.000-127.000 đồng/kg.

Nguồn tin: Motthegioi

Hỗ trợ
Yahoo
Skype
Hotline

 BẢNG GIÁ XĂNG DẦU 

MẶT HÀNG 

  GIÁ VÙNG 1  

GIÁ VÙNG 2

(TẠI CÀ MAU)

RON 95 - III 

20.850 đ

21.260 đ

 E5 RON 92 - II 

19.840 đ

20.230 đ

DO 0.05S

     18.770 đ

19.140 đ

Video
  • Petimex - Một chặng đường trọn niềm tin
Đặt hàng trực tuyến
Họ và tên *
Điện thoại
Email *
Mặt hàng
Số lượng *
Mã xác nhận CAPTCHA Image